Hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh chuyên nghiệp

Hệ thống vách ngăn nhà vệ sinh được làm bằng tấm Compact HPL có chất lượng tốt và độ bền cao. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn quy trình hướng dẫn thi công vách ngăn vệ sinh chuẩn và chuyên nghiệp đảm bảo sản phẩm vách ngăn cho chất lượng cao và nâng cao tính thẩm mỹ cho toàn công trình. Chúng ta cùng tìm hiểu hướng dẫn lắp đặt vách ngăn vệ sinh của Compact HPL MB

thi cong vach ngan ve sinh
Hướng dẫn thi công lắp đặt vách ngăn vệ sinh

Bước 1: Bước chuẩn bị cho việc thi công

Được coi là bước quan trọng nhất trong công cuộc tự lắp đặt vách ngăn vệ sinh.
– Khảo sát mặt bằng thi công: đo đạc chiều dài, chiều rộng, chiều cao của khu cần lắp đặt.
– Nếu chưa có bản vẽ vách ngăn vệ sinh cho công trình vệ sinh của mình thì bạn nên tự thiết kế phác thảo các ý tưởng cho công trình để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ hơn.
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống ống nước, hệ thống dây điện quanh khu vực lắp đặt và đánh dấu các vị trí an toàn để khoan ke góc hoặc u tường. Các vị trí khoan không có dấu vết của đường ống nước, đường dây điện để đảm bảo an toàn trước và sau khi quá trình thi công.

– Lên số lượng, loại vật liệu sử dụng cho công trình: tấm vách ngăn vệ sinh và phụ kiện đồng bộ. Phổ biến nhất là tấm compact chịu nước 100% vì tính chịu nước hoàn toàn phù hợp với mọi công trình vách ngăn vệ sinh. tấm Compact HPL có nhiều loại kích thước: (1220 x 1830) mm, (1530 x 1830) mm và (1220 x 2240) với độ dày 12mm và (1220 x 1830) mm, ( 1530 x 1830) mm với độ dày 18mm. Độ dày được đa số các chủ đầu tư lựa chọn là 12mm; với các công trình do nước ngoài đầu tư thì có thể dùng tấm có độ dày 18mm.

Xem thêm : Cung cấp, thi công vách ngăn vệ sinh Compact Hpl giá rẻ, độ bền trên 20 năm

Bước 2: Tiến hành thi công lắp đặt vách ngăn vệ sinh

Di chuyển tấm đến nơi thi công. Một điểm tuyệt đối các bạn phải lưu ý là không được dựng tấm lên; phải để tấm nằm song song với mặt đất để tránh làm tấm bị cong vênh do trọng lực dồn lên tấm không đều; che chắn tấm cẩn thận nếu phải để chúng qua đêm ngoài trời.

– Khi đã có tấm, tiến hành cắt tấm theo kích thước đã được dự tính trong bản vẽ vách ngăn compact. Nên mài, bo tròn cạnh tấm bằng máy để bảo đảm được tính thẩm mỹ, độ chính xác và độ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Trong trường hợp bạn không có máy cắt hoặc máy mài tấm, bạn nên mua trực tiếp tại các đơn vị cung cấp vách ngăn vệ sinh những tấm đã được cắt, gọt.

– Cần phải phân loại vách ngăn để tránh nhầm lẫn, khoan nhầm tấm ngăn của phòng khác.
– Cắt góc 1 góc của tấm ngăn phòng vệ sinh với kích thước 15 x 15 mm để công đoạn sập nhôm nóc không bị kích.
– Kiểm tra độ dốc thực tế của sàn nhà, sau đó chia đều khoảng cách cho từng phòng theo xí bệt đã lắp. Sao cho xi bệt nằm chính giữa khoảng cách của hai vách ngăn phòng; tấm ngăn giữa hai phòng phải cách đều hai xi bệt để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
– Đánh dấu trên tường các vị trí khoan ke, u tường (bước này phải thật chú ý đo đạc cẩn thận để có được sự cân đối cho không gian các phòng).
– Lắp tấm vuông góc với tường trước, khoan ke hoặc u tường để định vị tấm với tường. Tiếp theo, lắp tấm vách ngăn bạo  giữa sao cho tấm bạo đầu và bạo cuối được bằng nhau để tạo được độ cân xứng, thẩm mỹ. Tùy thuộc vào bề ngang của phòng vệ sinh, tấm ngăn phóng có thể tiếp xúc vào giữa tấm bạo, có khi lệch 1 chút.
– Lắp hèm cửa vào 1 cạnh của vách mặt (cạnh đối diện với cạnh lắp bản lề).
– Đặt bản lề và tấm cánh Bắt bản lề và tấm cánh vào với cạnh tấm nối và treo cánh lên sao cho cánh cửa đóng mở dễ dàng, không bị khe hở to nhỏ, các khe hở phải bằng nhau, chỉnh cân cánh, khít hèm, cánh cửa không bị cong vênh. Cánh phải vuông góc với mặt đất.
– Định vị thanh day nhôm nóc, thay day nhôm được chạy thẳng theo mặt trước hệ thống vách ngăn với vách mặt ngoài của tấm ngăn, cố định chắc chắn, sao cho các điểm không để xê dịch. Nên sử dụng vít bắt tường, sàn bằng inox.

– Lắp khóa và tay nắm bên trong, ngoài của cánh. Chúng nên được lắp cách cách mặt sàn 1m, cánh cửa mở trong lắp khóa vào bạo, mở ngoài lắp vào cánh

– Móc treo áo nên lắp bên trong, ở vị trí giữa cánh, ngang hàng với bản lề trên.

– Sau khi lắp xong bạn nên kiểm tra lại các chi tiết. Với khóa: màu xanh là mở, màu đỏ là đóng. Với chân vách, nếu lắp chân cao 10cm thì vị trí bắt ke phải cách 20cm so với mặt sàn.

Bước 3: Kiểm nghiệm, xử lý độ rơ của cánh

Sau bước lắp đặt hoàn thành, chúng ta phải vận hành thử để xử lý độ rơ của cánh nếu có.
– Đóng mở, xô vách để căn chỉnh độ khít, hở của vách.
– Căn chỉnh bản lề để tấm vách ngăn đóng mở trơn tru, nhẹ nhàng
– Thêm goăng cao su chống ồn vào hèm nhôm để khi đóng mở cánh không bị tiếng kêu.

Bước 4: Hoàn thiện công trình và vệ sinh vách ngăn

– Chạy các đường keo vào mép nối giữa tấm với tường, tấm với tấm, tấm với phụ kiện nhôm, vách mặt chữ T sao cho keo không bị nhoèn ra ngoài gây mất thẩm mỹ.
– Dùng dầu để đánh bóng 4 cạnh của các vách ngăn cho thật đẹp
– Lau sạch bề mặt tấm cả bên trong và bên ngoài
– Vệ sinh khu vực thi công, nghiệm thu công trình và bàn giao cho chủ đầu tư. Nếu bạn tự thi công cho công trình vách ngăn vệ sinh của mình thì mọi việc đến đây là hoàn thành rồi, đưa vào sử dụng thôi nào.

Lưu ý: tuyệt đối không được trèo lên trên vách để treo bóng điện hay với bất cứ mục đích gì vì nó sẽ làm biến dạng bề mặt tấm.

Trên đây là các bước hướng dẫn các bạn lắp đặt công trình vách ngăn vệ sinh khá chi tiết phải không nào? Hi vọng bài viết có ích với các bạn.

Trên đây là những chia sẻ của Compact Miền Bắc tới khách hàng. Chúng tôi hy vọng khách hàng có thể hiểu hơn về những quy trình lắp đặt vách ngăn compact nói riêng cũng như vách ngăn nhà vệ sinh nói chung. Khách hàng có vấn đề thắc mắc về quy trình lắp đặt vách ngăn vệ sinh có thể liên hệ với Compact Hpl MB để nhân viên kỹ thuật của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0981 001 883
Contact Me on Zalo